Wednesday, May 10, 2006

Nhan dinh van kien Tong huan Giao hoi tai chau A - nd4

QUỐC GIA VATICAN VÀ THAM VỌNG CHÍNH TRỊ TẠI CHÂU Á

Giáo hoàng: Nguyên thủ quốc gia hay chức sắc tôn giáo?
Nhận định về tình hình chính trị tại Châu Á, Giáo hoàng viết: "Tại Châu Á ngày nay tình hình chính trị vô cùng phức tạp, với đủ mọi ý thức hệ từ những hình thức chính phủ dân chủ đến những hình thức cai trị thần quyền, các chế độ độc tài quân sự và các ý thức hệ vô thần đang có mặt rất rõ. tại một số nơi Kitô hữu không được phép thực hành đức tin một cách tự do, và không được phép giới thiệu đức Giêsu cho người khác.. Tuy nhiên, khắp nơi tại Châu Á, càng ngày người ta càng ý thức hơn rằng mình có khả năng thay đổi những cơ chế bất công ấy. ngày càng có nhiều người đòi hỏi tham gia chính phủ. Những tập thể thiểu số về văn hóa, xã hôị và chủng tộc lâu nay "án binh bất động" nay đang tìm cách làm chủ lấy sự thăng tiến xã hội của mình. Thánh Thần Thiên Chúa luôn giúp đỡ và hổ trợ các nỗ lực của dân chúng muốn thay đổi xã hội nhằm thỏa mãn khát vọng của họ là được sống dồi dào hơn như chúa hằng mong muốn"(S8).
Luận điệu trên rõ ràng là luận điệu của một nhà chính trị chứ không phải của một lãnh tụ tôn giáo. Mà cũng đúng thôi khi chúng ta đã từng biết Vatican là một quốc gia theo đúng nghĩa trọn vẹn của nó. Như tôi đã trình bày ở trên: Vatican là một quốc gia này có chủ quyền, lãnh thổ, quốc kỳ, quốc huy và tất nhiên là có vua (tức Giáo Hoàng). Các quốc gia có quan hệ ngoại giao với Vatican đều được Vatican gởi đại sứ (Công sứ Tòa Thánh) đến đại diện. Cùng với Thụy sĩ, Vatican là một trong số ít quốc gia có đủ điều kiện gia nhập tổ chức Liên Hiệp Quốc nhưng không gia nhập. Thụy sĩ chưa gia nhập Liên Hiệp Quốc là vì muốn giữ thế trung lập của mình. Vatican không gia nhập Liên Hiệp Quốc chắc chắn phải có lý do riêng của nó. Chính cái nhà nước Vatican này đã một thời làm mưa làm gió trên lục địa Châu Âu. Toà án dị giáo và giàn hỏa là biểu tượng của quốc gia này. Ngày nay, tuy không còn những binh đoàn thập tự quân hùng hậu, nhưng thay vào đó là các hệ thống ngân hàng, các tập đoàn kinh tế đã mang về cho Vatican những món lợi nhuận khổng lồ mà đối với nhiều tôn giáo khác là "mơ không thấy nổi". Ngoài ra, Vatican còn nắm trong tay các phương tiện truyền thông đại chúng, hệ thống kênh truyền hình, phát thanh phát đi khắp thế giới. Ðây cũng là một thế mạnh mà đứng ở góc độ tôn giáo, không tôn giáo nào trên thế giới có thể sánh bằng: "Giáo hội Châu Á cần ý thức về sức mạnh và vai trò của truyền thông đại chúng và về những phương tiện thông tin xã hội đa dạng, để có thể vận dụng chúng như những khí cụ loan truyền sứ điệp tin mừng tại lục địa này" (Relatio Ante Disceptationem).
Sự kích động đức tin phục vụ tham vọng chính trị
Vì vậy khi Giáo Hoàng kêu gọi: ".khắp nơi tại Châu Á, càng ngày người ta càng ý thức hơn rằng mình có khả năng thay đổi những cơ chế bất công ấy. ngày càng có nhiều người đòi hỏi tham gia chính phủ." thì chúng ta phải hiểu rằng đó là lời hiệu triệu của một ông vua đứng đầu một nước, chứ không phải đó là một lời than vãn của chức sắc tôn giáo trước sự bất công xã hội. Lời hiệu triệu lại càng "dễ sợ" hơn khiến cho những nhà lãnh đạo của các quốc gia Châu Á không thể không dè chừng: "Những tập thể thiểu số về văn hóa, xã hôị và chủng tộc lâu nay "án binh bất động" nay đang tìm cách làm chủ lấy sự thăng tiến xã hội của mình".
Chúng ta biết rằng, dân số thế giới hiện nay khoảng 6,3 tỉ người, tại Châu Á, một lục địa mà dân số chiếm đến gần 2/3 dân số thế giới, Tỷ lệ tín đồ Kitô giáo bao gồm tất cả các hệ phái: Tin Lành, Chính Thống, Anh giáo, Công giáo v.v. khoảng 3%, tuy nhiên Anh giáo không có mặt tại Châu Á, Chính Thống giáo lại là thiểu số ở các ở các quốc gia mới độc lập tách ra từ Liên xô cũ, còn lại là Tin Lành và Công giáo. Ðấy! Cái thiểu số 3% này đang "án binh bất động" để chờ phát súng lệnh của Vatican. Ðiều khôi hài là "phát súng" này không phát ra từ những chiến binh kiêu hùng của đoàn quân thập tự chinh thời trung cổ, mà phát ra từ "Chúa Thánh Thần", Ngài phát ra một "viên đạn bọc đường" mà từ đó Kitô hữu (cả Tin Lành lẫn Công giáo) cùng "xung phong!., tiến!.": "Thánh Thần Thiên Chúa luôn giúp đỡ và hỗ trợ các nỗ lực của dân chúng muốn thay đổi xã hội nhằm thỏa mãn khát vọng của họ là được sống dồi dào hơn như Chúa hằng mong muốn" (S8).
Tại Việt Nam, năm 1954, hàng triệu tín đồ Công giáo bỏ miền Bắc di cư vào Nam, định cư tại các vùng Gia Kiệm, Hố Nai. Họ rời bỏ quê hương tha phương cầu thực ở vùng đất lạ không phải là một chọn lựa mang tính ý thức hệ mà chỉ vì "Chúa Kitô đã bỏ Bắc Việt, Ðức Mẹ đã di cư vào Nam". Chính quyền Thiên Chúa Giáo Ngô Ðình Diệm (1955-1963) đã muốn biến Việt Nam thành một quốc gia Kitô giáo, lấy Công giáo làm quốc giáo. và gần đây nhất là sự kiện Ðạo "Vàng Chứ" của dân tộc Mông ở biên giới phía Bắc và "Nhà nước Tin Lành ÐêGa" của các sắc tộc Giarai, Bana, Eđê. ở cao nguyên miền Trung là một bài học mà bất kỳ nhà cầm quyền nào cũng phải đề phòng..
Hoạt động xã hội có điều kiện của Vatican tại Châu Á
Vatican với sự giàu có của mình, đôi khi tỏ ra hào phóng trong các chương trình từ thiện ở các lĩnh vực hoạt động xã hội, y tế, giáo dục. Đối tượng phục vụ đương nhiên là những quốc gia nghèo, lạc hậu, kém phát triển ở Phi Châu, Á Châu.
"Hầu hết ở nước nào của Châu Á cũng có đông đảo người bản xứ, mà một số trong họ đang sống trong điều kiện kinh tế thấp nhất. Thượng Hội Ðồng một lần nữa ghi nhận rằng các dân bản xứ hay bộ tộc ấy lại thường cảm thấy bị cuốn hút bởi con người Giêsu Kitô và giáo hội Ngài. Ðây chính là cánh đồng bao la cho giáo hội tham gia hoạt động giáo dục và y tế."(S34)
Ðọc đoạn trên, ta thấy Vatican không hề cho ai điều gì nếu không có lợi cho "nước Chúa" (hay nước Vatican?) về vấn đề này, không cần phải tìm tư liệu chứng minh, mà chỉ cần đọc tiếp tông huấn, ta thấy, vẫn những giọng điệu cũ: "Muốn thế, phải tỏ lòng kính trọng sâu xa đối với tôn giáo truyền thống của họ và các giá trị của các tôn giáo ấy" (S34) từ đó người nhận ân huệ và những lời tâng bốc của Vatican cũng phải trả giá tương xứng. "cũng cần phải giúp họ biết tự giúp lấy mình, để họ có thể làm việc mà cải thiện tình cảnh của họ, trở thành các người phúc âm hóa chính nền văn hóa và xã hội của mình" (S34). Ngay đến trẻ em Châu Á, nạn nhân của sự bóc lột, bạo hành, lạm dụng sức lao động, lạm dụng tình dục, hoặc rơi vào tình trạng nghèo đói mà Tông huấn gọi là "do những chương trình phát triển quốc gia quy hoạch sai." Nếu có sự giúp đỡ nào đó cho các đối tượng này từ phía Vatican cũng là điều tốt, cần khuyến khích. Nhưng Vatican đã không làm điều đó một cách vô vụ lợi, mà làm có điều kiện:
"Giáo hội phải làm hết sức mình để khắc phục những tệ đoan ấy, để hành động thay mặt những người bị bóc lột nhiều nhất và để tìm cách hướng dẫn những con người nhỏ bé ấy đến với tình yêu của Ðức Giêsu, vì nước trời là của họ (S34).
Lợi dụng sự khó khăn của các dân tộc Châu Á, giúp đỡ họ để lôi kéo họ về với Vatican, bất chấp tôn giáo truyền thống của họ. Vậy mà gọi là "tỏ lòng kính trọng sâu xa đối với tôn giáo truyền thống của họ và các giá trị của các tôn giáo của họ" được sao?
Trở về trang chính - http://ntrlich.blogspot.com